HCT là gì? Chỉ số Hematocrit thấp có nguy hiểm không?

chỉ số hematocrit giảm

HCT là một trong số 18 chỉ số xét nghiệm của công thức máu. Chỉ số HCT trong máu tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của mỗi người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chỉ số HTC là gì nhé!

HCT là gì?

HCT (hay còn được gọi là Hematocrit) là tỉ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần hay còn gọi là dung tích hồng cầu. Đây là kết quả của phép chia giữa thể tích hồng cầu cho thể tích máu toàn phần trong cơ thể, được tính theo đơn vị phần trăm. Chúng được tính theo công thức sau:

HCT= [V( Hồng cầu)  : V( Máu toàn phần)]x 100%

hct trong máu là gì

HCT trong máu là gì

Các chỉ số Hematocrit tăng hay giảm đều phản ánh sự bất thường của cơ thể. Bởi vậy, bạn cần phải thường xuyên xét nghiệm HCT để xem sức khỏe của mình thế nào nhé! Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề HCT là gì rồi chứ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về xét nghiệm HCT và các chỉ số Hematocrit nhé!

Xét nghiệm HCT là gì?

Xét nghiệm HCT hay còn được gọi là xét nghiệm Hematocrit. Đây là một trong những  phương pháp điện ly tế bào máu toàn phần để đo được thể tích của tế bào hồng cầu trong cơ thể và xác định tỉ lệ thể tích hồng cầu trong tổng thể tích máu toàn phần của cơ thể của mỗi người.

Cách thức tiến hành xét nghiệm máu HCT tương đối đơn giản. Kỹ thuật viên chỉ cần một lượng nhỏ máu ở đầu ngón tay hoặc ở cánh tay mỗi người bệnh. Sau đó tiến hành đem quay li tâm rồi cuối cùng là đo thể tích hồng cầu lắng xuống ở đáy ống nghiệm.

Xét nghiệm Hematocrit máu được dùng để xác định phần trăm của hồng cầu trong máu. Máu của con người được tạo thành bởi chủ yếu là những tế bào hồng cầu và bạch cầu nằm trong một dung dịch gần như trong suốt được gọi là huyết thanh. Xét nghiệm HCT sẽ chỉ ra phần trăm thể tích của máu được tạo thành bởi  những tế bào hồng cầu. 

Không chỉ vậy, xét nghiệm này còn phản ánh tình trạng có ít hồng cầu trong máu – được gọi là “thiếu máu”. Trước khi làm xét nghiệm các bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn vài tiếng trước khi làm xét nghiệm. 

Có thể thấy chỉ số Hematocrit giữ vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu khẩn cấp hoặc theo dõi tiến độ điều trị của các bệnh nhân mắc các bệnh huyết học có liên quan đến hồng cầu.

>>>> Tham khảo thêm: MCH là gì? Chỉ số MCH khi xét nghiệm máu sẽ nói lên điều gì?

Chỉ số Hematocrit bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Hematocrit bình thường là bao nhiêu? Việc này còn tùy theo độ tuổi, giới tính, độ cao nơi người được thực hiện xét nghiệm sinh sống,… Tuy nhiên, chỉ số Hematocrit bình thường sẽ trong khoảng:

hct máu là gì

Chỉ số Hematocrit bình thường là bao nhiêu?

  • Trẻ sơ sinh: 55%-68%
  • Một tuần tuổi thì chỉ số Hematocrit trong khoảng: 47%-65%
  • Một tháng tuổi: 37%-49%
  • Ba tháng tuổi: 30%-36%
  • Một năm tuổi: 29%-41%
  • Mười năm tuổi: 36%-40%
  • Nam giới trưởng thành chỉ số Hematocrit trong khoảng: 42%-54%
  • Nữ giới trưởng thành: 38%-46%
  • Nữ giới trưởng thành đang mang thai chỉ số Hematocrit khoảng 30% – 34% đối với giới hạn dưới và 46% đối với giới hạn trên
  • Đối với những người sống ở vùng cao chỉ số Hematocrit khoảng 45% – 61% đối với nam giới và của nữ giới là 41% – 56%. 

Có thể thấy kết quả HCT trong máu trung bình tăng dần khi độ cao nơi người được làm xét nghiệm tăng dần. Việc tăng dần này đó là nhu cầu đối với khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu khi độ cao nơi sinh sống tăng, khiến cho nồng độ oxy trong khí quyển giảm xuống. Tuy nhiên, chỉ số HCT của mỗi người sẽ khác nhau bởi vậy hãy để bác sĩ phân tích và đưa ra kết quả chính xác nhất nhé!

Chỉ số Hematocrit thấp có nguy hiểm không?

chỉ số hematocrit giảm

Chỉ số Hematocrit thấp có nguy hiểm không?

Chỉ số Hematocrit thấp có nghĩ rằng phần trăm của hồng cầu trong máu của người xét nghiệm thấp hơn giới hạn dưới bình thường đối với lứa tuổi, giới tính hay điều kiện nhất định. Một cách nói khác của chỉ số hematocrit thấp là thiếu máu. Nguyên nhân của dẫn đến tình trạng chỉ hematocrit thấp là:

  • Chảy máu (Việc này có thể xuất hiện từ những vết loét, chấn thương, ung thư đại tràng, xuất huyết nội của mỗi người.
  • Những vấn đề về dinh dưỡng của người xét nghiệm như: thiếu sắt, vitamin B12, folate và suy dinh dưỡng.
  • Sự phá hủy hồng cầu ( Việc thiếu máu hồng cầu hình liềm, lách to).
  • Thừa nước ( Do người xét nghiệm uống nhiều nước, thừa nước do truyền tĩnh mạch quá mức).
  • Giảm sản xuất hồng cầu (Từ vấn đề suy tủy xương, ung thư, các loại thuốc).

Trong trường hợp người bệnh nhân chỉ số Hematocrit quá thấp có thể cần được truyền sắt đường tĩnh mạch, truyền máu hay thuốc để kích thích sự sản xuất hồng cầu của tủy xương. Phương pháp điều trị sẽ được các bác sĩ cân nhắc và đưa ra.

Có thể thấy chỉ số HCT mà mọi người thường thấy trong các kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Hãy kiểm tra thường xuyên để biết tình trạng sức khỏe của mình nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*